ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN KÊNH

CANAL LANDSCAPE DESIGN

CÁC VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA:
1. Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tốc độ bê tông hóa tăng theo, khiến diện tích bề mặt tự nhiên của đô thị nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng giảm mạnh. Điều này khiến mức độ thẩm thấu nước thấp nên trong mùa mưa, nước chảy tràn nhanh, khiến hệ thống cống rảnh, ao hồ không đủ sức chứa tức thời, gây ngập úng. Mặt khác, nước sinh hoạt, nước mưa chưa được tái sử dụng hợp lý là một nguyên nhân gây thiếu nước sử dụng vào mùa cạn.

Hiện nay, nhu cầu nước sạch của TP HCM khoảng 1 triệu m3/ngày, nhưng các nhà máy nước chỉ cung cấp được từ 500.000-600.000 m3/ngày, nên người dân phải sử dụng nước giếng khoan. (Theo Sài Gòn Giải Phóng, 11/1) Cộng với bề mặt hạ tầng bê tông hóa quá cao, nước mưa không được thấm trở lại vào đất, khiến đất sụt lún ở các quận huyện ngoại thành, đồng thời gây ra các tai hại môi trường khác: xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước…
2. Nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp trực tiếp hoặc xử lý chưa triệt để đổ ra kênh, lượng kim loại, chất độc hại gây ô nhiễm kênh rạch.
Hàm lượng amonia trong nước sông Sài Gòn rất cao, có thời điểm lên đến 2 mg/lít, hàm lượng mangan cũng tăng cao. Hiện trạng ô nhiễm hữu cơ trên sông Sài Gòn ngày càng trầm trọng hơn, thể hiện qua chỉ số ô xy hòa tan trong nước (DO) thấp hơn mức cho phép 2,5 lần chứng tỏ nước đang bị ô nhiễm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước sông Sài Gòn luôn vượt quy chuẩn quốc gia được thể hiện qua chỉ tiêu SS dao động khoảng 16 – 120 mg/lít. (Theo báo cáo ngày 8/8/2013 của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO)
Bờ kênh kiên cố song một mặt khiến con kênh tách biệt với tiếp xúc của người dân, trong khi đó cảnh quan đơn điệu, buồn tẻ, ít hoạt động gắn với nó, khiến các con kênh chưa thực sự gắn bó về mặt tinh thần với đô thị. Điều đó tất yếu dẫn đến người dẫn xem con kênh như “bãi rác công cộng” hay “nhà vệ sinh công cộng”, khiến nó càng thêm phần ô nhiễm và không lối thoát.

VỊ TRÍ NGHIÊN CỨU
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn từ Cầu Thị Nghè đến bến xe Hoàng Sa
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Giải pháp đặt ra không phải chỉ xét trên phạm vi hệ thống kênh và hai bờ cảnh quan của nó, mà cần nhìn rộng hơn, tổng quát hơn là nhìn ra đô thị. Vì nước và vòng tuần hoàn của nước có tầm ảnh hưởng toàn đô thị, từ nguồn cung cấp, nơi sử dụng, quá trình biến đổi, nhiễm bẩn thành nước thải, thải ra kênh, sau đó thải ra sông, từ đó lại nhiễm bẩn trở lại nguồn nước thô cho nhà máy nước, nguy hại cho hàng triệu người dân thành phố, nên giải pháp đề ra không chỉ áp dụng cho khu vực dân cư gần kênh nói riêng và cho toàn đô thị nói chung.
1. Xử lý nước thải trước khi thải ra kênh, làm chậm quá trình thoát nước thải trực tiếp, tăng lượng nước ngấm vào đất.
Cần trang bị hệ thống lọc chất thải và kim loại trong nước thải sinh hoạt trước khi đưa vào hệ thống chung. Có thể xử lý theo cụm dân cư. Phần kỹ thuật (theo hình vẽ tay minh họa) và xin được đề xuất một số chất có tác dụng lọc nước thải sinh hoạt: than hoạt tính, cát sạch, sỏi… (cần nghiên cứu thêm về thành phần trong bộ lọc) lọc các chất kim loại nặng trước khi thải ra kênh.
2. Tái sử dụng nước thải trong tưới tiêu, sinh hoạt, trữ nước mưa.
Nước sạch trong gia đình qua sử dụng lần một có thể tái sử dụng trong các hoạt động tiêu nước, tưới cây. Khuyến khích mỗi hộ thiết kế có vườn nhà, vườn trên mái, tường cây xanh, vừa phù hợp khí hậu nước ta, vừa giảm bề mặt hấp nhiệt thô cứng của bê tong trong đô thị, vừa tạo cảm giác tươi mát, sinh động, gần gũi thiên nhiên cho ngôi nhà.
Nước mưa về cơ bản là có thể sử dụng được trong hầu hết các hoạt động của con người, vì vậy việc trữ nước mưa, giúp có nguồn nước sử dụng trong mùa khô, tiết kiệm nguồn nước máy.
3. Tăng độ thẩm thấu nước xuống đất, giảm sự chảy tràn bề mặt đô thị
Tăng khả năng hấp thu nước tối đa của bề mặt, tăng diện tiếp xúc của nước mưa và đất, áp dụng từ gạch lót đường, vỉa hè, đến phủ xanh bề mặt, trồng cây xanh,…
4. Tăng bề mặt cây xanh, cây thủy sinh, có ích cho làm sạch nguồn nước.
Trong hệ tuần hoàn, thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái, thong qua các quá trình quang hợp, tổng hợp lý hóa của nó, góp phần làm sạch đất, nước, tăng lượng oxy trong khí quyển và hòa tan vào nước. Trong đó đề xuất một số loại cây có tác động tích cực trong làm sạch nguồn nước: lục bình, thủy trúc, sen, súng, bèo, lau, sậy, rong đuôi chó, rong đuôi chồn,… nếu được trồng và quy hoạch có kiểm soát, góp phần rất lớn trong làm sạch nước và tạo ra cảnh quan đẹp.
5. Tăng tiếp xúc của người dân với con kênh và người dân hai bên kênh với nhau thong qua phương án thiết kế kiến trúc cảnh quan cụ thể

  • CLIENT: THÀNH ĐOÀN TP.HCM

    CUỘC THI CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ

  • DATE:

    Jan, 2015

  • CATEGORY:

    Design

  • AUTHOR:

    United Themes

11
    • SHARE:

    0764 515 490