NHÀ NAY NẾP XƯA
Đặt vấn đề
Trước làn song đô thị hóa mạnh mẽ, kiến trúc nông thôn đứng trước nhiều vấn đề trên các phương diện: quy hoạch, mô hình, thiết kế, kiến trúc, tổ chức không gian sinh hoạt, cảnh quan… từ đó diện mạo, lối sống nông thôn nhanh chóng biến đổi và đánh mất bản sắc.
Ngày nay, với công nghệ vật liệu hiện đại, chúng ta hoàn toàn khác phục được các nhược điểm của nguyên vật liệu cũ, từ độ bền đến công sức xây nhà. Ngày nay, với kết cấu thép, chúng ta không cần thiết xây dựng bộ mái gỗ đồ sộ và lãng phí như trước, đồng thời các vật liệu khác có thể thay thế được cho tranh, tre, lá…
Vậy với tất cả sự thuận lợi đó, vai trò của kiến trúc sư cho nhà ở nông thôn là làm sao thiết kế một mô hình với nguyên vật liệu hiện đại mà vẫn giữ được hồn xưa nếp cũ của nhà nông.
Đề xuất
Từ phương diện quy hoạch, quan hệ giữa ngôi nhà và bối cảnh làng xã xung quanh đến các bố trí, tổ chức không gian chức năng.
Quan điểm thiết kế nhà ở nông thôn bắc bộ:
- Kiến trúc thích ứng: giải pháp linh động cho từng bối cảnh cụ thể, nhu cầu cụ thể ở các giai đoạn khác nhau.
- Kiến trúc chiết trung: kết hợp hài hòa giữa cũ và mới, giữa kiến trúc dân gian và hiện đại, kết hợp vật liệu truyền thống và công nghiệp, nhằm mang đến sự dung hợp và cân bằng cho nhà ở nông thôn.
- Quy hoạch:
- Nhà ở nông thôn với bản chất là nhà ở vùng nông nghiệp, phương thức sản xuất kinh tế chủ yếu làm nông. Ngôi nhà bao quanh bởi các dãy tường đá ong cao 3-5m, với một lối cổng vào duy nhất. Đây là phần diện mạo ngôi nhà đối với làng xóm xung quanh, cần lưu giữ.
- Hình khối: nhà 2 tầng đơn giản, 2 mái.
- Kết cấu: khung thép chịu lực.
- Tổ chức mặt bằng: Bố cục tất cả không gian xoay quanh sân trong
- Mỗi khối có đầy đủ chức năng sinh hoạt cho một gia đình hoàn chỉnh, các khối liên kết với nhau bằng hệ hành lang và hàng hiên. Từ tiểu gia đình (một khối nhà, chữ I) phát triển theo thời gian thành 2 gia đình (hai khối nhà, bố cục chữ L) và cực đại là 3 gia đình (3 khối nhà, bố cục chữ U). Đồng thời bố trí truyền thống này cũng thích ứng với khu đất có yếu tố hiện trạng cần bảo tồn.
- Tầng trệt: gồm các không gian sinh hoạt truyền thống, các không gian tiện nghi như phòng vệ sinh, tắm, giặt, bếp.
- Tầng hai: bố trí các phòng ngủ, phòng sinh hoạt.
- Giải pháp thích ứng với khí hậu:
- Kiến trúc hai lớp: hệ cửa kính và hệ lam gỗ, khung thép linh động theo từng mùa vừa tạo một hình ảnh mặt đứng vừa quen, vừa lạ, vừa thân thuộc, vừa hiện đại.