
Sổ tay 40 phương pháp sáng tạo Triz – GS.TS. Phan Dũng (Phần giới thiệu)
MỞ ĐẦU
Nội dung khái niệm sáng tạo gồm hai ý chính : có tính mới (khác với cái cũ, cái dã biết) và có lợi ích (tốt hơn, có giá trị hơn cái cũ, cái đã biết). Như vậy, sự sáng tạo (hội tụ cả hai diều kiện trên) có thể có ở bất kỳ lĩnh vực nào thuộc thế giới vật chất, tinh thần : khoa học, kỹ thuật, sản xuất, kinh tế, tổ chức, quân sự, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, mẫu mã, mốt… và cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nữa.
Thế giới mà chúng ta sống trong đó, có thể chia thành hai loại : thế giới tự nhiên và thế giới do con người tạo ra. Trên thực tế, sự sáng tạo có mặt ở cả hai thế giới này. Trong thế giới tự nhiên, các giống, loài mới xuất hiện trong lịch sử tiến hóa có bậc phát triển cao hơn, thích nghi hơn với mối trường sống là kết quả của các quá trình di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên, qua hàng ngàn triệu năm. Quá trình “sáng tạo” ở đây xảy ra rất chậm. Trong khi đó, loài người, tuy chỉ có lịch sử phát triển khoảng hai triệu năm và lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật còn ít hơn nhiều nữa, nhưng có bộ óc tư duy sáng tạo (một trong những nguyên nhân chính), đã nhận thức, biến đổi thế giới xung quanh và xây dựng nên cho mình nền văn minh nhân tạo, nhiều nơi, nhiều lúc, lấn át cả tự nhiên.
Quá trình sáng tạo của con người bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo đầu tiên, nảy sinh trong óc và ở bất kỳ giai đoạn tiếp theo nào như đưa ra giải pháp, thực hiện thử, áp dụng trên thực tế… cũng đều cần sự suy nghĩ sáng tạo. Các nghiên cứu về tâm lý học sáng tạo cho thấy, các ý tưởng thường xuất hiện một cách tự phát, mò mẫm, bị tính ì tâm lý chi phối nhiều. Nói chung, tính điều khiển thấp nên hiệu quả sáng tạo nhỏ : người ta phải suy nghĩ rất nhiều, thử và sai rất nhiều, lắm khi phải trả giá khá đắt để có được ý tưởng mới, có giá trị thực sự.
Để khắc phục tình trạng này, ở thời kỳ phát triển ban dầu của Oristic (Heursties – Khoa học về sáng tạo), người La cố gắng sau Lầm, thu thập các kinh nghiệm riêng, các mẹo hay thi chung là các thủ thuật suy nghĩ, nhằm mục đích giảm số lượng và rút ngắn thời gian lựa chọn các phương án thủ Nhưng sưu tầm thế nào đây lại là vấn đề khác, vì gặp phải nhiều khó khăn trên thực tế.
Thứ nhất, không phải nhà sáng tạo nào cũng biết mình có kinh nghiệm gì và phát biểu đúng về chúng dồ người sưu tầm hiểu, dầy chưa kể, đã người khác cần có thể áp dụng được. Thứ hai, các kinh nghiệm mang tính chủ quan, do đó, phạm vi áp dụng hẹp. Thứ ba, để có kinh nghiệm của toàn nhân loại theo cách di hỏi từng người trên trái đất – một công việc không thực hiện được trên thực tế. Đi tìm các thủ thuật sáng tạo là di tìm các kinh nghiệm đưa ra cái mới, có lợi ích. Trong các lĩnh vực sáng tạo, nói chung, tính mới và tỉnh ích lợi không được các tác giả chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể và lại càng không chỉ ra : suy nghĩ như thế nào để thu được cái mới có ích đó. Tuy nhiên, rất may mắn, có một loại hình sáng tạo, do các yêu cầu về pháp lý (mà thực chất là các yêu cầu bảo vệ quyền lợi kinh tế), thông tin về sáng tạo bắt buộc phải trình bày theo mẫu quy dịnh, trong đó tác giả phải nêu bật dược tính mới và ích lợi. Đó là lĩnh vực sáng chế kỹ thuật. Tác giả sáng chế, trong hồ sơ xin cấp patent (bằng độc quyền) phải làm rõ những điều sau dây : 1) Mô tả cái đã có (sáng chế tiền thân hay còn gọi là prototype); 2) Mục đích sáng chế của mình (nhằm khắc phục nhược điểm gì, tạo thêm những ưu điểm gì) – tính ích lợi của sáng chế xin cấp patent; 3) Các dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật mà tác giả đưa ra – tính mới.
Có thể nói, lĩnh vực sáng chế là lĩnh vực duy nhất, ở đó thông tin về sáng tạo có thể dễ dàng rút ra từ thông tin putent, được cấu trúc theo mẫu đặc biệt, được phân loại thuận tiện, được lưu trữ tập trung, dầy dủ, cụ thể và xác thực. Những ưu điểm nói trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, phát hiện các thủ thuật, quy luật liên quan đến sáng tạo. Do vậy, không phải ngẫu nhiên, các thủ thuật, phương pháp, lý thuyết sáng tạo hình thành sớm hơn và có hiệu quả hơn trong lĩnh vực sáng chế kỹ thuật, so với các lĩnh vực sáng tạo khác. Nói như vậy không có nghĩa chúng chỉ sử dụng riêng cho khoa học kỹ thuật Trái lại, vị thế giới là một thể thống nhất, tuy rất đa dạng, nên có thể mở rộng phạm vì ứng dụng sang các lĩnh vực sáng tạo khác, kể cả đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Ở dây, rất cần sự khái quát, tương tự hóa… và trí tưởng tượng.
Quyển sách này trình bày chuyên về 40 thủ thuật (nguyên tắc) cơ bản, do G.S. Altshuller, kỹ sư, nhà sáng chế, nhà vẫn viết truyện khoa học viễn tưởng, tác giả của “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế” – TRIZ (hiện ông là chủ tịch hiệp hội sáng tạo “TRIZ” toàn Liên Xô) cùng các cộng tác viên tìm ra, qua nghiên cứu hàng trăm ngàn patent và bằng tác giả sáng chế.
Chúng ta hãy làm quen với cụm từ “thủ thuật cơ bản”. Theo quy ước, thủ thuật được hiểu là các thao tác tư duy đơn lẻ, có tính định hướng nhất định. Có thể coi thủ thuật là lời chỉ dẫn : cần phải suy nghĩ về hướng nào. Các thủ thuật này được gọi là cơ bản vì, ở mức độ nào đó, chúng giống như các nguyên tố trong hóa học, là cơ sở đơn giản nhất mà từ đó cấu tạo nên các hợp chất. Trong khi lựa chọn các thủ thuật, các nhà nghiên cứu đặc biệt tập trung sự chú ý vào các lĩnh vực sáng chế chủ đạo (mũi nhọn) nơi có nhiều ý tưởng tiên tiến và độc đáo. Do vậy, các thủ thuật được chọn ra, là những thủ thuật mạnh, khá bền vững với thời gian và mang tính khách quan cao, chúng còn được gọi là các “nguyên tắc”.
Dưới đây, người viết sẽ trình bày từng thủ thuật theo các mục sau :
NỘI DUNG : văn bàn phát biểu thủ thuật.
GIẢI THÍCH : đối với các thủ thuật, cần làm rõ các khái niệm trong đó.
NHẬN XÉT : Trong mục này trình bày những nhận xét về thủ thuật, một số khả năng khái quát, tương tự hóa nhằm giúp người đọc mở rộng cách hiểu và nắm được “tinh thần” của thủ thuật.
CÁC THÍ DỤ : minh họa nội dung phát biểu các thủ thuật, lấy từ các lĩnh vực khác nhau. Vì mục đích cuốn sách phục vụ đông đảo mọi người, nên người viết tránh đưa ra các thí dụ quá sâu về chuyên môn.
CHUYỆN VUI và TRANH VUI, hoặc minh họa trực tiếp thủ thuật, hoặc giúp bạn đọc nhớ tên thủ thuật để từ đó dễ liên tưởng đến nội dung thủ thuật. Ngoài ra, các CHUYỆN VUI, TRANH VUI còn giúp bạn đọc đỡ cảm thấy khô khan và thấy được mối liên hệ giữa sáng tạo “nghiêm chỉnh” và sáng tạo “hài hước”.
Người viết có sử dụng trong cuốn sách này một số thí dụ, chuyện vui, tranh vui do học viên các lớp học “PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT” sưu tầm. Nhân quyển sách được in, người viết gỏi lời cám ơn chung đến các anh, chị cựu học viên.
Ở cuối quyển sách này còn có phần CÁC BÀI ĐỌC THÊM, giới thiệu cùng bạn đọc một số nét về lịch sử patent, về hoạt động liên quan đến cải tiến, sáng kiến và đổi mới ở
Mỹ và Nhật Bản.

Xin chào, Tôi là Kts. Đăng Quang. Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Huế. Tốt nghiệp trường ĐH Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh. Với đam mê và yêu thích kiến trúc nên muốn chia sẻ thật nhiều kiến thức, thông tin về thiết kế cũng như những mẫu nhà đẹp, xu hướng thiết kế mới đến mọi người. Hy vọng của tôi là muốn đem cái đẹp tới gần với đại đa số.