
Thời trang
(Bài trích Dẫn luận về thời trang của Rebecca Arnold
Video VIKTOR & ROLF Fall 2002 2003 Paris)
Thời trang đôi khi cũng được xem như là nghệ thuật, nhưng điều này vẫn còn phải bàn. Một số nhà thiết kế đã khai thác một số phương diện của thực hành nghệ thuật vào trong công việc của họ, nhưng họ vẫn nằm trong cơ cấu của ngành công nghiệp thời trang và dùng những phương pháp vay mượn để khám phá bản chất của thời trang.
Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, Viktor & Rolf quyết định đầu tư cho dàn dựng sân khấu thời trang hơn là sản xuất những bộ quần áo có thể bán được, thiết kế của họ trở thành thứ chỉ hiện diện một lần…Cách của Viktor & Rolf diễn dịch về thời trang hàm ẩn một niềm say mê đối với vai trò trình diễn, tiềm năng của nó trong việc chất vấn, thách thức những ranh giới của diễn cảnh và sự phô trương. Họ kết hợp cả mỹ thuật, sân khấu và điện ảnh trong việc dàn dựng màn trình diễn các bộ sưu tập của mình. Trong buổi trình diễn năm 2002/2003, tất cả trang phục đều có màu cobalt sáng và có chức năng giống như màn hình xanh để tạo hiệu ứng đặc biệt giống như trong truyền hình và điện ảnh. Hình ảnh phim được phóng chiếu qua các người mẫu, làm cho hình dạng của họ biến mất và trở nên lung linh khi những hình ảnh chập chờn hắt lên bề mặt cơ thể họ.
Thời trang đôi khi được so sánh với nghệ thuật như cách để tôn vinh sức mạnh, chiều sâu và mục đích của nó. Giống như những hình ảnh thiết kế khác, chẳng hạn kiến trúc, thời trang có những mối bận tâm riêng, khiến nó chưa từng là nghệ thuật, nghề thủ công hay thiết kế công nghiệp thuần túy. Nói đúng hơn, nó là một thiết kế ba chiều, tích hợp các yếu tổ của tất cả những cách tiếp cận trên.
Khả năng tinh tường trong việc nắm bắt hình thức chính xác của Balenciaga đem đến sự cân bằng và ấn tượng kích tính trong cách tạo kết cấu cho trang phục, kết hợp với kỹ năng tinh xảo của những người thợ đã biến mẫu thiết kế thành một tác phẩm thời trang đặc biệt. Nó không cần phải được gọi là nghệ thuật để cũng cố địa vị của nó và thuật ngữ này không quan tậm đến lý do mà những chiếc áo váy của Balenciaga được làm ra, ngoài mong muốn làm ra những trang phục và thách thức các giới hạn của thiết kế thời trang: chúng được làm ra để khoác lên cơ thể phụ nữ và cuối cùng để bán được nhiều mẫu thiết kế hơn. Nói như thế không có nghĩa là hạ thấp thành tựu của Balenciaga mà để hiểu hơn cách ông đã làm việc để khai thác các “giới hạn” nhằm tạo ra những bộ thời trang có thể gợi cảm hứng cho cả người xem cũng như người mặc.
Thời trang cần được hiểu đúng đặc trưng của nó, chính việc này sẽ làm cho sự tương tác của nó và những khía cạnh khác của nghệ thuật và văn hóa trở nên thú vị hơn. Nó mở đường để nghệ thuật, thiết kế và thương mại nối kết với nhau và có sự giao thoa trong thực hành của một số nhà thiết kế.
Thực chất, một trong những điều làm cho thời trang trở nên thú vị, và đối với một số người, trở nên phức tạp, chính là việc nó không ngừng sử dụng, định hình lại và thách thức ranh giới của các định nghĩa. Thời trang, bởi thế, có thể phản ánh rõ nét những xung đột liên quan đến vấn đề cái gì được xem là giá trị trong một nền văn hóa. Thời trang phân biệt với mỹ thuật ở chỗ nó tập trung vào cơ thể, vải vóc và trên thực tế, nó được thiết kế để bán và để mặc. Tuy nhiên, điều đó không ngăn thời trang trở thành một hiện tượng nhiều ý nghĩa và sức hấp dẫn vẫn còn được duy trì của thời trang với giới nghệ thuật cho thấy tầm quan trọng về văn hóa của nó.

PARIS, FRANCE: A model presents a creation for Dutch designers Viktor & Rolf in front of giant video screens 09 March 2002 in Paris during the Autumn-Winter 2002/2003 ready-to-wear collections. AFP PHOTO PIERRE VERDY (Photo credit should read PIERRE VERDY/AFP/Getty Images)

Xin chào, Tôi là Kts. Đăng Quang. Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Huế. Tốt nghiệp trường ĐH Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh. Với đam mê và yêu thích kiến trúc nên muốn chia sẻ thật nhiều kiến thức, thông tin về thiết kế cũng như những mẫu nhà đẹp, xu hướng thiết kế mới đến mọi người. Hy vọng của tôi là muốn đem cái đẹp tới gần với đại đa số.